MENU
Một số điều hữu ích cần biết trong việc xây dựng nhà

 1. Cần tưới nước vào gạch trước khi xây:
 
    Do vữa xây là một hỗn hợp gồm Xi măng - Cát - Nước và do hổn hợp này cần có một khoảng thời gian nhất định và một lượng nước cần thiết để thủy hóa, kết dính và đông cứng, và để gắn gạch kết dính với nhau. Bản thân gạch có tính hút nước rất mạnh, sẽ hút hết lượng nước cần thiết trong vữa, làm vữa không còn đủ lượng nước cần thiết để thủy hóa, kết dính và đông cứng. Do đó, trước khi xây, cần tưới nước vào gạch để hạn chế bớt khả năng hút nước của gạch.
 
2.  Điều kiện để vữa tô và vữa bê-tông đạt chất lượng tốt nhất:
 
Lớp vữa trát và vữa bê-tông đạt được chất lượng tốt nhất khi trong quá trình xây dựng vữa trát và vữa bê-tông đảm bảo đồng thời các yêu cầu sau:
 
- Cấp phối: Tức tỉ lệ cát, đá, xi-măng trong hỗn hợp vữa. Tỉ lệ này tùy thuộc vào mác vữa hoặc mác bê-tông đã được xác định theo thiết kế.  
 
- Độ dẻo: Độ dẻo của vữa xác định quá trình trộn vữa đủ để các thành phần xi măng – cát – nước (vữa trát), xi măng – cát – đá – nước (vữa bê-tông) là đã được trộn đều và đã đủ thời gian để hỗn vữa trải qua quá trình thủy hóa và bắt đầu vào quá trình kết dính và đông cứng. Độ dẻo của vữa được đo bằng độ lún sụt của mẫu vữa, hoặc có thể quan sát bằng mắt thường khi thấy hỗn hợp vữa khi đổ ra có lớp màng bao quanh và không tan chảy ra.
 
- Thời gian sử dụng vữa: Tức là thời gian sử dụng kể từ lúc trộn xong cho đến lúc trát (Đối với vữa trát) hoặc đến lúc đổ bê-tông (Đối với vữa bê-tông). Vữa trộn xong nên sử dụng ngay, không nên trộn vữa xong hằng giờ rồi mới sử dụng.
 
- Thời gian dưỡng hộ: Là thời gian lớp vữa tô trát xong và bê-tông đổ xong cần được tưới nước hằng ngày để quá trình thủy hóa, kết dính và đông cứng được liên tục.
 
3.  Móng đơn các nhà lầu đúc được đặt ở độ sâu từ 1.40m đến 1.80m hoặc sâu hơn.           
 
      Dưới tác dụng của tải trọng công trình truyền xuống móng, đất nền cần có độ cứng để chịu đựng, để móng không bị lún. Khả năng đó của đất nền gọi là sức chịu tải của đất nền, hay còn gọi là cường độ đất nền. Đơn vị tính sức chịu tải của đất nền là kg/cm2 hoặc tấn/m2. Càng xuống sâu so với mặt đất tự nhiên ban đầu, sức chịu tải của đất nền càng tăng và ổn định.
     Mặt khác, ở vị trí sâu từ 1.40m đến 1.80m hay sâu hơn, các yếu tố làm giảm sức chịu tải của đất nền như hiện tượng trượt đất, trồi đất, hiện tượng nhão hoá đất do ngập nước giảm dần.
 
4.  Sinh hoạt ăn uống của công nhân xây dựng có ảnh hưởng đến vấn đế an toàn lao động và chất lượng công trình.
 
    Trong việc xây dựng nhà cửa, nhất là nhà nhiều tầng, tai nạn lao động nếu có xảy ra là do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân do sức khỏe của ngừơi lao động là điều phải đặc biệt lưu ý.
 
    Nhiều ngừơi lao động, do thói quen, hoặc do điều kiện kinh tế khó khan thỉnh thoảng bỏ bữa ăn, nhất là bửa ăn sáng.
    Ngừơi lao động có biểu hiện mệt mỏi do làm việc quá sức, mất ngủ, do bỏ bữa ăn trước đó, không những khả năng làm việc giảm sút làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình mà  phản xạ tự vệ cũng không còn nhạy bén. Trong trường hợp này mà người lao động phải làm việc trên cao, đòi hỏi phải leo trèo, hoặc vận hành các máy móc đòi hỏi kỹ thuật an toàn lao động cao, là điều rất nguy hiểm.
    Việc kiểm tra chế độ ăn uống và thỉnh thoảng bồi dưỡng thợ ăn uống gọn nhẹ giữa buổi cũng là cốt để cho thợ có sức mà đảm bảo khả năng làm việc, và đặc biệt là đầu óc tỉnh táo, phản xạ tự vệ nhanh, nhạy, tránh được những sơ sẩy đáng tiếc có thể xảy ra và có thể gây nên tai nạn lao động.
 
 

 

Tin tức liên quan